Dịch tả heo Châu Phi có thể dễ dàng truyền lây qua nước và thức ăn

Dịch tả heo Châu Phi có thể dễ dàng truyền lây qua nước và thức ăn

Theo nghiên cứu mới của Mỹ, Virus Dịch tả heo Châu Phi (ASFs) có thể dễ dàng truyền lây bằng đường miệng thông qua nước cũng như thức ăn. Mặc dù liều cần thiết cho sự lây nhiễm từ thức ăn có nguồn gốc thực vật là cao hơn bình thường.

Đó là kết luận nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học tại Đại học bang Kansas. Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là Tiến sĩ Megan Niederwerder, trợ lý giáo sư về chẩn đoán và bệnh học, đã nghiên cứu cách thức để virus ASF có thể lây nhiễm từ thức ăn và nguyên liệu thức ăn. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Các Bệnh Truyền Nhiễm mới xuất hiện, do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) xuất bản.
 

Thức ăn cũng như nước, có thể là nguồn lây truyền virus Dịch tả heo châu Phi. Ảnh: Henk Riswick

Lượng ASF cần để gây nhiễm trong chất lỏng là rất thấp


Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Niederwerder đã phát hiện ra rằng lượng virus cần để gây nhiễm trong môi trường chất lỏng là cực kỳ thấp, chứng tỏ khả năng lây nhiễm cao của ASF là thông qua đường miệng. Mặc dù để gây nhiễm qua thức ăn thì nồng độ virus yêu cầu phải cao hơn nhưng nếu tần suất phơi nhiễm cao thì thức ăn có thể bị nhiễm mầm bệnh, trở thành yếu tố nguy cơ đáng kể. 

Trong phần tóm tắt của bài báo, nhóm nghiên cứu đã giải thích việc sử dụng một chủng đã được phân lập ở Georgia năm 2007 và mục đích của họ là xác định liều tối thiểu và liều trung bình gây nhiễm của chủng virus thông qua đường miệng.

Khả năng có thể nhiễm ASF trong thức ăn


Trong một bản tin dăng trên trang web của KSU, Tiến sĩ Niederwerder giải thích, “Làm việc với nhà thống kê Trevor Hefley, chúng tôi đã mô phỏng khả năng lây nhiễm Dịch tả heo châu Phi khi heo ăn một lô thức ăn bị nhiễm mầm bệnh theo thời gian. Khả năng nhiễm bệnh tăng đáng kể sau 10 lần phơi nhiễm, hoặc khi tiêu thụ 1 kg thức ăn bị nhiễm mầm bệnh. Mô phỏng hóa với nhiều mức phơi nhiễm giúp làm tăng khả năng ứng dụng dữ liệu thử nghiệm của chúng tôi vào những gì sẽ xảy ra ở trang trại.”

Tóm tắt của bài báo khoa học chỉ ra chi tiết rằng liều ASFv gây nhiễm tối thiểu trong chất lỏng là 100, liều gây nhiễm 50% khi nuôi cấy mô (TCID50), so với 104 TCID50 trong thức ăn. Liều gây nhiễm trung bình là 101.0 TCID50 đối với chất lỏng và 106.8 TCID50 đối với thức ăn.

Lý do nghiên cứu sự liên kết giữa ASF và thức ăn

Trong bài báo đánh giá thẩm định, nhóm nghiên cứu đã viết chi tiết hơn rằng có một số vụ bùng nổ dịch xảy ra ở Nga và Trung Quốc rất khó giải thích, điều đó đã làm cho họ quyết định theo đuổi nghiên cứu đặc biệt này: “Đặc điểm phân tử của virus ASF gần đây xâm nhập vào Trung Quốc và Siberia được chứng minh là giống với chủng virus ASF ở Georgia 2007. Những vụ bùng nổ dịch này đã xảy ra trong các đàn cách nhau hàng ngàn km. 

 “Ngoài ra, một vụ xâm nhiễm của virus ASF đã được báo cáo gần đây vào một trang trại quy mô lớn, có an toàn sinh học cao ở Romania. Nước nhiễm mầm bệnh từ sông Danube có liên quan đến việc đưa ASF đi vào trang trại chăn nuôi 140.000 con heo.”

“Thức ăn bị nhiễm bệnh như một phương tiện truyền lây các bệnh trên động vật xuyên qua biên giới vào các trang trại nuôi heo có an toàn sinh học cao, việc này đã được công nhận là một yếu tố rủi ro chính kể từ khi virus Tiêu Chảy Cấp (PEDv) xâm nhiễm vào Hoa Kỳ vào năm 2013. Bài học rút ra từ PEDv đó là cần phải định lượng được rủi ro của thức ăn trong việc đưa các bệnh trên động vật lây nhiễm xuyên qua biên giới nước khác.”

Phơi nguyên liệu thức ăn trên đường.

Trong thông cáo báo chí, Tiến sĩ Niederwerder đã gọi nghiên cứu này - người đầu tiên chứng minh rằng ASF có thể dễ dàng truyền qua việc tiêu thụ thức ăn và chất lỏng bị nhiễm bệnh. Do đó, sự liên quan của phát hiện này rất khó để đánh giá quá cao, vì các phương pháp chế biến nguyên liệu thức ăn có thể khiến chúng có nguy cơ bị nhiễm mầm bệnh. Bài báo đề cập đến thực tiễn phổ biến tại Trung Quốc về việc phơi nguyên liệu thức ăn trên đường, có thể bị nhiễm bởi phương tiện giao thông từ xe tải chở heo bị nhiễm mầm bệnh. Việc chế biến các nguyên liệu trên thiết bị bị ô nhiễm sẽ là một nguồn khác có thể truyền virus vào thức ăn.

Tiến sĩ Niederwerder giải thích trên trang web của KSU rằng: “Hàng triệu kg nguyên liệu thức ăn được nhập khẩu từ các quốc gia nơi virus Dịch tả heo châu Phi hiện đang lưu hành”. Trong bối cảnh này, cô đã đề cập đến công việc trước đó chứng minh rằng một loạt các nguyên liệu thức ăn giúp thúc đẩy sự sống sót của virus sau khi tiếp xúc với các điều kiện môi trường vận chuyển xuyên biên giới.

Các bước tiếp theo trong việc nghiên cứu ASF

Bước tiếp theo của nhóm sẽ là xác định các biện pháp để giảm hoặc loại bỏ nguy cơ này, bao gồm các chất phụ gia hóa học, thời gian lưu trữ, xử lý nhiệt hoặc các cách khác khác.

Tiến sĩ Niederwerder cho biết, “Dịch tả heo Châu Phi được cho là mối đe dọa đáng kể nhất đối với ngành sản xuất heo trên toàn thế giới. Không có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị hiệu quả, nên việc ngăn chặn sự lây nhiễm của virus là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia không có bệnh. Hy vọng của chúng tôi là nghiên cứu này sẽ xác định rõ hơn các con đường lây lan bệnh có thể và phát triển các chiến lược giảm thiểu để ngăn chặn việc đưa virus vào đàn heo nước Mỹ.”

Nguồn: 
Pigprogress. Biên dịch: Ecovet Team

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC PP VIỆT NAM

ĐC Văn phòng: Số 45G, Phố Cầu Cốn, P. Trần Hưng Đạo. TP Hải Dương
ĐC Nhà Máy: KCN An Đồng, An Lâm, Nam Sách, TP Hải Dương
Email: ctyppvietnam@gmail.com
Điện thoại: 0220 375 6789   Hotline: 0978 10 04 90
Website: ppvietnam.com - ppvietnam.vn - ppvietnam.com.vn
 

 



   Đang Online:     9
   Truy cập:      261,146


scroll