Cải thiện năng suất heo nái bằng khoáng chất phù hợp

Cải thiện năng suất heo nái bằng khoáng chất phù hợp

Thời gian trước đây, nhu cầu khoáng được cung cấp như nhau cho mọi loại heo. Nhưng heo nái có nhu cầu khác, tùy thuộc vào số lứa đẻ, khối lượng cơ thể và số con trên lứa đẻ. Việc bổ sung một lượng khoáng chính xác sẽ giúp nâng cao năng suất heo nái và heo con sinh ra.

Các khoáng chất rất quan trọng để duy trì cơ thể và đảm bảo năng suất của động vật. Trong chăn nuôi nái sinh sản, một số khoáng chất cần thiết cho sự thụ thai và sinh sản thuận lợi. 
Crom là khoáng cần thiết để sản xuất insulin, ảnh hưởng đến sản xuất progesterone, cũng như ảnh hưởng đến kích thích nang trứng và kích thích tố LH. Cả hai hormon được sử dụng để điều hòa sự rụng trứng và có tác động trực tiếp đến khả năng sinh sản và số lứa đẻ. Mangan cần thiết cho sản xuất progesterone, sắt và crom cần thiết cho hoạt động của hormone, có ảnh hưởng đến sự sống của phôi trong thai kỳ. Sức chịu đựng của tử cung quyết định số lượng heo con sinh ra nên cần được cung cấp lượng selen, sắt và crôm thích hợp. 

Thú sinh sản có nhu cầu khoáng cao hơn, vì chúng phải tạo nhiều trứng để thụ thai tốt, việc cung cấp khoáng giúp thai phát triển và trong trường hợp cung cấp khoáng cho động vật có vú sẽ giúp sản xuất sữa nhiều hơn. Như vậy, heo nái sinh sản thường có thể bị thiếu hụt khoáng chất, đặc biệt là khi lượng khoáng dự trữ trong mô bị cạn kiệt.

Hàm lượng và loại khoáng được sử dụng trong khẩu phần ăn của heo nái cũng rất quan trọng để đảm bảo năng suất sinh sản của chúng. Ảnh: Hans Prinsen
 
Heo nái có lứa đẻ lớn hơn

Di truyền hiện đại đã tạo ra được giống heo nái có thể sản xuất số lứa đẻ cao hơn, heo con cân nặng hơn và có tỷ lệ chết thấp hơn. Vì thế dinh dưỡng phải được thay đổi để bắt kịp với khả năng sinh sản của heo nái. Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng các nhu cầu thực tế có thể cao hơn nhiều so với khuyến cáo của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (NRC, 1998 và 2012) (xem Bảng 1).

Bảng 1 – Nhu cầu khoáng chất của heo nái so với NRC (mg/kg) (1998 & 2012).



Ngay cả trong khoảng thời gian tương đối ngắn giữa năm 1998, khi các khuyến cáo của NRC được công bố, đến năm 2003, khi Hiệp hội Thú y Anh tiến hành đánh giá số liệu khoáng và các khuyến cáo NRC tiếp theo vào năm 2012 thì mức nhu cầu đã tăng đáng kể. Điều này đặc biệt rõ ràng đối với các loại khoáng: 
kẽmđồng và selen liên quan đến quá trình chống oxy hóa, rất quan trọng đối với thú có năng suất cao, đối tượng thường bị thiệt hại nhiều từ quá trình oxy hóa do việc tạo ra lượng lớn các gốc tự do là kết quả của sự trao đổi chất tăng cao.
Việc cung cấp các chất chống oxy hóa thích hợp thông qua thức ăn là rất quan trọng để bảo vệ các màng tế bào, đặc biệt là ở các tế bào dễ bị tổn thương và tái tạo nhanh chóng như trứng và phôi. Các nghiên cứu khác đã xem xét nhu cầu của heo nái đẻ các lứa sau đó và báo cáo rằng hàm lượng sắt, đồng, kẽm tăng 16% và mangan tăng 14% đối với heo nái đẻ lứa thứ 3 trở lên có khối lượng cơ thể là 240kg, so với lứa đẻ đầu tiên có khối lượng 160kg.

Các nghiên cứu về khoáng khác đã chỉ ra rằng số lứa đẻ có tác động đến hàm lượng hemoglobin trong máu của heo nái, có liên quan đến sự mất sắt theo thời gian. Sắt là một thành phần thiết yếu của nhân hem, cần thiết cho sự hấp thụ oxy hiệu quả vào các tế bào hồng cầu và phân phối đến các mô và cơ quan. Lượng nhân hem thấp tác động trực tiếp đến lứa heo con từ những con heo nái này, điều này có thể gây hại cho sức khỏe và sự tăng trưởng của chúng. Ngoài ra, heo nái cần phải vận chuyển oxy hiệu quả khắp cơ thể để ngăn ngừa mệt mỏi, chẳng hạn như trong thời gian đẻ.

Rõ ràng là khẩu phần ăn phải được xây dựng theo số lứa đẻ để bổ sung chất dinh dưỡng bị mất sau mỗi lứa và đảm bảo heo nái luôn có đủ lượng khoáng dự trữ trong mô để chuẩn bị cho nhu cầu sinh sản tiếp theo. Heo nái cho ăn khẩu phần có chứa các sản phẩm khoáng hữu cơ giúp tăng trung bình thêm 0,5 heo con sống sót/lứa và khối lượng heo sơ sinh nặng hơn 1kg, được dựa theo các thử nghiệm ở 19 quốc gia khác nhau.

Khoáng hữu cơ

Khoáng có thể được cung cấp dưới dạng vô cơ (như oxit hoặc sunfat), hoặc dưới dạng khoáng “hữu cơ” chelated, liên kết với protein hoặc amino acids để khoáng xuất hiện tự nhiên trong thức ăn. Khoáng hữu cơ đã được chứng minh là khoáng có chọn lọc hấp thu tốt vào ruột ở động vật và lưu trữ tốt hơn trong mô. Cho heo nái ăn các loại selen hữu cơ giúp tăng mức selenium trong gan lên 21% so với cho ăn sodium selenite vô cơ. Ở heo nái, cho ăn các dạng hữu cơ của sắt đã được chứng minh là làm tăng sự vận chuyển sắt qua nhau thai vào bào thai đang phát triển. Điều này dẫn đến heo con lúc sinh ra khỏe hơn và bú sữa mẹ tốt hơn.

Hình 1- Nồng độ Haemoglobin trong máu heo nái (Damgaard và Poulsen,1993)



Ngoài ra, heo nái có nồng độ sắt trong cơ thể cao hơn sẽ sinh được nhiều heo con hơn, có sữa đầu và năng suất sữa cao hơn để đáp ứng với nhu cầu sữa của heo con. Một thử nghiệm được tiến hành năm 1998 khi cho ăn sản phẩm sắt chelated trong khẩu phần ăn của heo nái thì thấy có 10% heo con nặng 6,5kg trở lên lúc cai sữa và có 8% được phân loại là “nhẹ cân”(<5,5kg) ở độ tuổi này. Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung sắt hữu cơ đối với khối lượng heo con từ sáu quốc gia khác nhau, nghiên cứu từ năm 2004 cho thấy khối lượng heo cai sữa cao hơn ở heo nái nhận được khoáng hữu cơ so với khoáng vô cơ. Cho ăn sản phẩm khoáng kết hợp giúp cho khối lượng heo cai sữa cao liên tục trong 10 lứa đẻ và khối lượng cai sữa trung bình tăng từ 6,9kg đến 7,4kg.

Cung cấp khoáng vô cơ và hữu cơ cho heo nái theo mức khuyến cáo của NRC (1998) hoặc theo mức tiêu chuẩn công nghiệp giúp tăng kích cỡ lứa đẻ lên lần lượt là 0,4 và 1,5 heo con. Năm thử nghiệm nông nghiệp của Canada với 10.000 heo nái cho thấy rằng thức ăn được bổ sung khoáng làm tăng tỷ lệ đẻ lên 1,8%, với hơn 0,3 con/lứa/heo nái trong suốt vòng đời và hơn 3 heo con cai sữa/lứa. Giai đoạn không sản xuất giảm gần 9 ngày và tỷ lệ loại thải heo nái giảm 2%. Bổ sung kẽm, đồng và mangan trong giai đoạn này là quan trọng đối với sức khỏe hệ thống móng heo nái.

Hàm lượng và các loại khoáng chất được sử dụng trong khẩu phần ăn heo nái không chỉ quan trọng đối với sức khỏe và tuổi thọ của heo nái mà còn đảm bảo được hiệu quả sinh sản của chúng, đảm bảo sức khỏe heo con. Các giống hiện đại có nhu cầu khoáng cao hơn so với tiêu chuẩn NRC (1998), và cả hai thử nghiệm lô đối chứng và lô bổ sung khoáng hữu cơ đều cho thấy lợi ích của việc sử dụng các dạng khoáng hữu cơ so với các nguồn vô cơ truyền thống. Các dạng hữu cơ được hấp thụ tốt hơn vào ruột và được lưu trữ trong các mô, làm cho chúng có tính sinh khả dụng sinh học cao hơn cho heo nái. Việc đánh giá lại các nhu cầu về khoáng chất của heo nái và việc thay thế các dạng khoáng vô cơ bằng dạng hữu cơ chelate có thể làm tăng số lượng lứa đẻ thành công, giảm loại thải, tăng số lượng heo con/lứa và khối lượng heo con cai sữa, tất cả đều đóng góp vào sức khỏe và phúc lợi động vật cũng như lợi nhuận của trang trại.

Nguồn: 
Pigprogress
Biên dịch: Ecovet Team 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC PP VIỆT NAM

ĐC Văn phòng: Số 45G, Phố Cầu Cốn, P. Trần Hưng Đạo. TP Hải Dương
ĐC Nhà Máy: KCN An Đồng, An Lâm, Nam Sách, TP Hải Dương
Email: ctyppvietnam@gmail.com
Điện thoại: 0220 375 6789   Hotline: 0978 10 04 90
Website: ppvietnam.com - ppvietnam.vn - ppvietnam.com.vn
 

 



   Đang Online:     7
   Truy cập:      261,085


scroll